Cây na giống

Cây na hay còn gọi là cây mãng cầu dai ở miền Nam hay mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi. Đây là loại cây ăn quả thường thấy trong dịp tết trung thu. Là một cây trồng có giá trị kinh tế cao dễ trông và chăm sóc. Ở nước ta khu vực trồng nhiều na nhất là vùng Đồng Bành ở Lạng Sơn.

Lợi ích của quả na với sức khỏe
Quả na thường được ăn sống và chế biến thành các món tráng miệng, sinh tố bởi vị ngon của chúng. Bên cạnh đó, đây còn là loại quả rất tốt cho sức khỏe con người.

 
Trong quả na chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà đặc biệt là vitamin C, 1 quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng Vitamin C mà cơ thể cần hằng ngày nó góp phần tăng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, na chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa và nhiều công dụng khác như cải thiện sức khỏe của da, cải thiện sức khỏe răng miệng, làm giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe của phổi và làm giảm cảm giác tê ở chân.

Hướng dẫn cách chăm sóc giống cây na đạt hiệu quả cao
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình:
- Tưới nước: trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt, trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.
- Làm cỏ: làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm  của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

Kỹ thuật bón phân cho cây na giống:
Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg ure + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc)

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây na giống
- Na ít sâu bệnh. Tuy vậy, cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non để tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. 
- Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,... xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Địa chỉ cung cấp cây na giống uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội
Nhà vườn Hoàng Kiên là đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn lọc, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Chúng tôi không ngừng nghiên cứu với mong muốn đưa đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, có thể chịu nhiệt, kháng bệnh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế tốt, đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam và cho xã hội.
 
Khi cần tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn về các loại cây na giống, cây táo giống, cây nho giống, giống hoa, cây công trồng… vui lòng liên hệ với Nhà vườn Hoàng Kiên theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và phục vụ nhanh nhất.
 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
NHÀ VƯỜN HOÀNG KIÊN
Địa chỉ: Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0965 996 968 - 034 946 5723
Website: www.nhavuonhoangkien.com

Đối tác khách hàng

Đối tác
7
6
5
4
3
1
2
0965 996 968
Về đầu trang