Giống Hoa Hồng

Hoa hồng đ­ược coi là biểu tư­ợng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao v­ươn tới cái đẹp. Với nhiều ư­u điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể dùng làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng trong chậu bonsai, trồng trang trí tr­ước và xung quanh nhà.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống hoa hồng
1. Chuẩn bị đất
- Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 - lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.
- Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm). Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

2. Kỹ thuật trồng hoa hồng
- Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.
- Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong t­ới thật đẫm n­ước.

3. Chăm sóc
Lượng phân sử dụng cho 1000m2
- Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg
- Lân: 40 -50 kg
- Ure: 26 - 30kg
- KCl: 30 kg
- Phân vi sinh: 280 - 300 kg

Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa.

Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh
- Bón thúc: 2 tuần bón một lần
+ Lần 1: 1/5 kg Ure + 1/5kg KCl
+ Lần 2: 1/5 kg Ure + 1/ 5 kg KCl
+ Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl
+ Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại

Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng. Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

4. Kỹ thuật t­ưới n­ước
Có 2 phư­ơng pháp tư­ới: T­ưới n­ước ngập rãnh tức là bơm n­ước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nư­ớc hoặc t­ưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn n­ước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu t­ưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi t­ưới n­ước và phân không chảy ra ngoài.

5. Kỹ thuật bón phân
Hoa hồng rất ­ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải t­ưới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 n­ước cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tư­ới cho 5.000m2.

6. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh tr­ưởng
Ph­ương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt đ­ược 3 mục đích sau:
- Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu).
- Tăng chất l­ượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)
- Điều khiển ra hoa theo ý muốn

L­ưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm

7. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng
Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trư­ờng xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại) và bao bằng l­ưới bao có sẵn.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh
- Sâu: trên cây hoa hồng phổ biến nhất là nhện đỏ, sâu xanh, rầy. Dùng thuốc Polytrin, Sherpa, Karate, Actara, Supracide, Commite…
- Bệnh:
*Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn hoặc bất định, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.
* Bệnh đốm mắt cua : Vết bênh là những đốm nhỏ hình mắt cua, phía trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh nổi gờ màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, rụng.
* Bệnh đốm vòng: Vết bênh là những đốm nhỏ, hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ và lá già. Dùng thuốc Score 250 EC, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN,...để phun phòng trừ các loại bệnh trên.
*Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành nụ và hoa, làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và bệnh nặng làm chết cây. Dùng thuốc Score 250 EC, Daconil 550 SC, Som 5DD, Viben 50BHT…
* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, thường hình thành mặt dưới lá. Mặt trên lá bênh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc.
- Phòng trị: Phun thuốc Anvil 5 SC, Suppertilt, Coct 85, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP …
* Bệnh thán thư: Vết bệnh có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti. * Bệnh hại lá bánh tẻ và là già. Phòng trị: Phun thuốc Ticarben 50WP, Derosal 50 SC, Topan, Fusin, Score 250 EC.
* Bệnh mốc sương: Vết bệnh có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên. Phòng trị: Benex 50 WP, Bendazol 50WP, Folpan, Ridomil Gold….

Địa chỉ cung cấp giống hoa hồng, chất lượng nhất tại Hà Nội
Nhà vườn Hoàng Kiên là đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn lọc, sản xuất và kinh doanh giống hoa hồng và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Chúng tôi không ngừng nghiên cứu với mong muốn đưa đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, có thể chịu nhiệt, kháng bệnh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế tốt, đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam và cho xã hội.
 
Khi cần tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn về các loại giống hoa hồng, giống hoa cúc, giống hoa ly, cây mít giống, cây nho giống, hạt giống rau, cây đu đủ giống,.… vui lòng liên hệ với Nhà vườn Hoàng Kiên theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và phục vụ nhanh nhất.
 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
NHÀ VƯỜN HOÀNG KIÊN
Địa chỉ: Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: 0965 996 968 - 034 946 5723
Website: www.nhavuonhoangkien.com

Đối tác khách hàng

Đối tác
7
6
5
4
3
1
2
0965 996 968
Về đầu trang